Sử dụng mã nguồn mở DSpace để xây dựng thư viện số
Trung tâm Học liệu và Elearning
2024-07-22T01:52:02+07:00
2024-07-22T01:52:02+07:00
https://clrit.ued.udn.vn/vi/news/hoat-dong/su-dung-ma-nguon-mo-dspace-de-xay-dung-thu-vien-so-40.html
https://clrit.ued.udn.vn/uploads/news/2022_01/dspace_group_blur-1.png
TT Học liệu & Công nghệ thông tin
https://clrit.ued.udn.vn/uploads/text-tt2.png
Chủ nhật - 09/01/2022 22:53
Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều mã nguồn mở dùng để xây dựng thư viện số như Koha, Greenstone, DSpace... hay tại Việt Nam cũng có mã nguồn mở Nukeviet sử dụng các modul thư viện. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay ở các trường Đại học, cao đẳng (các cơ sở giáo dục đại học) thiên về sử dụng DSpace bởi những tính năng vượt trội của nó so với các mã nguồn còn lại.
1. Mô hình thư viện số DSpace trong hệ thống các trường Đại học
Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều mã nguồn mở dùng để xây dựng thư viện số như Koha, Greenstone, DSpace... hay tại Việt Nam cũng có mã nguồn mở Nukeviet sử dụng các modul thư viện. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay ở các trường Đại học, cao đẳng (các cơ sở giáo dục đại học) thiên về sử dụng DSpace bởi những tính năng vượt trội của nó so với các mã nguồn còn lại.
Tính đến thời điểm hiện tại, với những tính ưu việt của nó, phần mềm DSpace đã được hơn 1.100 trường đại học, thư viện và các tổ chức trên thế giới sử dụng để quản lý, khai thác và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin số của mình. Cụ thể hơn, mã nguồn mở DSpace cho phép các thư viện có thể tùy chỉnh phần mềm theo từng đặc thù riêng của cơ sở đào tạo như: (1) tùy chỉnh bố cục, giao diện; (2) tùy chỉnh ngôn ngữ; (3) tùy chỉnh phương thức nhập dữ liệu; (4) tùy chỉnh các tiêu chí tìm kiếm trong DSpace. Bên cạnh đó, mã nguồn mở DSpace buộc tuân thủ hoàn toàn các chuẩn quốc tế về quản lý tài nguyên số như: mô tả theo chuẩn Dublin Core - Hỗ trợ hoàn toàn Unicode - Phát triển dựa trên OAI-PMH (Open Archives Initiative Prototal for Metadata Harvesting).
Ngoài những vai trò chính mà mã nguồn mở DSpace mang lại như: là nơi thu nhận và quản lý tài liệu một cách dễ dàng, bao gồm cả siêu dữ liệu của tài liệu; giúp cho cán bộ, giảng viên trong đơn vị và cả học viên truy cập tài liệu một cách thuận tiện nhất có thể, bằng cả việc liệt kê và tìm kiếm; hơn thế nữa, khi mã nguồn mở Dpsace được xây dựng thành thư viện số - đây sẽ là nơi lưu trữ các loại tài liệu vừa mang tính bảo mật cao vừa có thời gian lưu trữ tài liệu dài.
Qua tìm hiều về Dspace trên Internet, bản thân tác giả nhận thấy các cơ sở giáo dục đại học và các học viện ở Việt Nam chúng ta hiện nay đều phát triển Dspace theo các đặc trưng riêng của nó như: (a) tự xây dựng các bộ sưu tập số cho thư viện của mình như bộ sưu tập các bài giảng, giáo trình; bộ sưu tập các bài báo nghiên cứu khoa học; bộ sưu tập các khoá luận tốt nghiệp; bộ sưu tập các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ; bộ sưu tập các đoạn Video hỗ trợ học tập và nghiên cứu,...các bộ sưu tập số được xây dựng riêng lẻ, thông qua sự giống nhau nổi bật của các tài liệu, thường xuyên được duy trì, được cập nhật bổ sung và tự động tái tạo. Những tài liệu đưa vào bộ sưu tập có thể chọn từ máy tính hay tải về từ Internet. (b) Mặc dù mã nguồn mở Dspace (thư viện số) được thiết kế dựa trên yêu cầu của thủ trưởng cơ quan hoặc người quản lý thư viện nhưng sau khi hoàn thành thì mỗi thư viện số vẫn đảm bảo được tính thuận tiện, thuận lợi nhất cho người sử dụng. Một thư viện số được thiết kế theo hệ thống nhiều đơn vị thành viên, tạo ra nhiều đơn vị cùng cấp và ở mỗi đơn vị thành viên đảm nhận vai trò, nhiệm vụ riêng, và nhu cầu riêng trong việc chọn lọc thông tin trong các bộ sưu tập.
Ở đây tôi lấy ví dụ tại Trường Chính trị Đồng Tháp với cấu trúc như sau: Trường chính trị Đồng Tháp có 03 Khoa: Khoa Lý luận cơ sở, Khoa Xây dựng Đảng, Khoa Nhà nước và Pháp luật và 02 phòng: Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu và Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ở mỗi khoa sẽ thiết kế các bộ sưu tập như: Bài giảng từng môn, giáo trình từng phần... Ngoài ra, còn xây dựng bộ sưu tập các tiểu luận, khóa luận của học viên đang theo học tại trường... Với cấu trúc như vậy, Trường Chính trị Đồng Tháp sẽ cho phép mỗi đơn vị, mỗi giảng viên thêm bài giảng của mình vào bộ sưu tập của đơn vị mình theo phân quyền riêng.
Do tính thuận lợi trong việc quản lý và chia sẻ tài nguyên dữ liệu đến với học viên và sinh viên nên số lượng đơn vị sử dụng mã nguồn mở DSpace vào xây dựng thư viện số ngày một gia tăng như hiện nay là điều dễ hiểu.
2. Những bước cơ bản và giải pháp khắc phục những khó khăn cài đặt mã nguồn mở DSpace
Mặc dù rất nhiều cơ sở giáo dục đại học, thư viện địa phương và các học viện sử dụng DSpace vào việc xây dựng thư viện số được triển khai từ rất lâu, đồng nghĩa với việc các tài liệu nghiên cứu về nó cũng không ít. Tuy nhiên, với một người không chuyên về công nghê thông tin khi nghiên cứu về DSpace cũng gặp không ít những khó khăn nhất định, mà nguyên nhân chủ yếu là giữa phiên bản DSpace cũ và mới. Có nghĩa là, các tài liệu hướng dẫn xây dựng thư viện số trên Google bằng tiếng Việt đã rất cũ (gần đây nhất là năm 2015) và thậm chí những đường dẫn đã bị hết hạn, hay nơi lưu trữ tệp tin không còn nữa...
Và để xây dựng một thư viện số bằng DSpace ổn định và hoàn chỉnh cần quan tâm các vấn đề cơ bản sau:
Một là, lựa chọn phiên bản DSpace để cài đặt, vì nếu sử dụng phiên bản cũ và phiên bản thử nghiệm đều dễ phát sinh lỗi trong quá trình cài đặt. Phiên bản DSpace 6.3 được chính thức ra mắt công chúng vào ngày 27/6/2018 với địa chỉ download tại (xem link trong phần phụ lục). Phiên bản này chứa các bản sửa lỗi bảo mật cho source JSPUI, đồng thời chứa nhiều tính năng mới công tác quản lý, chia sẻ tài liệu. Đồng thời giao diện phiên bản mới được thiết kế theo hướng hiện đại và đặc biệt hơn là phù hợp với các thiết bị di động, bởi trong thời đại công nghiện 4.0 như hiện nay thì làm việc, giải trí, đọc tin tức, nghe nhạc, tra cứu thông tin… tất cả chỉ trong một thiết bị.
Các bước cài đặt DSpace trên Windows 10 được tác giả thực hiện theo các trình tự như sau:
Bước 1. Cài đặt các ứng dụng hỗ trợ liên quan như Apache Ant, Apache Maven, DSpace 6.3 scr release, Java, Apache Tomcat, Postgresql (xem link trong phần phụ lục).
Khi cài đặt các ứng dụng cần lưu ý đến những câu lệnh từ Command prompt để kiểm tra phiên bản có tương thích hay không, kiểm tra ứng dụng có chạy hay không... và lưu ý bước cấu hình thêm trong đường dẫn Path, cài đặt cấu hình Postgresql; sử dụng các lệnh như: java -version, ant -version (đây là những câu lệnh dùng để kiểm tra phiên bản); hay mvn package, ant fresh_install (các câu lệnh cài đặt, giải nén)... trong quá trình chạy xây dựng DSpace (mvn package và fresh_install) thấy xuất hiện chữ: “BUILD SUCCESS” xem như đã cài đặt thành công, còn nếu xuất hiện chữ “BUILD FAILURE” thì ta tìm cách sửa lỗi và chạy lại chương trình.
Cần lưu ý, trước khi cài đặt cần làm sách hệ thống của máy hoặc của sever nhằm tránh trường hợp sung đột phần mềm.
Bước 2. Thiết kế giao diện và bố cục chủ đề cho bộ sưu tập
Trước hết chúng ta cần thiết kế một banner cho thư viện số, sau đó xây dựng khung cấu trúc theo chủ đề của bộ sưu tập. Đây là hai yếu tố góp phần làm cho người đọc thấy được sự thuận tiện khi tìm kiếm tài liệu, tính thẩm mỹ trong thư viện số.
Cấu trúc mặc định của DSpace được phân thành các đơn vị và bộ sưu tập. Đơn vị được chia thành 2 cấp: đơn vị cấp 1 và đơn vị cấp 2. Trong mỗi đơn vị cấp 2 xây dựng nhiều bộ sưu tập liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau.
Ở bước này, nhằm tránh lãng phí thời gian, người xây dựng thư viện số cần trao đổi với các đơn vị, xem mỗi đơn vị có yêu cầu như thế nào, có chính sách dành cho người đọc ra sao.
Bước 3. Cách thức biên mục tài liệu cho từng bộ sưu tập.
Mã nguồn mở DSpace cho phép đơn vị xây dựng thư viện số thiết lập các trường dữ liệu theo chuẩn Dublin Core, gồm nhiều trường dữ liệu: nhan đề, các nhan đề khác, tác giả, người hướng dẫn.... Tùy theo yêu cầu của đơn vị mà người quản trị có thể biên mục nhập thông tin vào các trường.
Bước 4. Xây dựng chính sách khai thác dữ liệu cho thư viện số. Đây được xem là bước quan trọng nhất đối với việc khai thác, chia sẻ tài nguyên trong thư viện số của đơn vị mình. Bởi nếu không xây dựng chính sách đúng đắn sẽ dẫn đến việc phân quyền sai cho các nhóm đối tượng truy cập vào thư viện số.
Bước 5. Xây dựng cơ chế người dùng.
Tính năng vượt trội của mã nguồn mở DSpace so với một số mã nguồn mở khác là có thể cài đặt, thiết lập đối với người muốn sử dụng thư viện số. Có các cách quản lý người muốn khai thác và sử dụng thư viện số của nhà trường như: quản lý theo tài khoản tập trung (thường dành cho sinh viên, học viên, cán bộ trong nội bộ đơn vị), quản lý theo cơ chế tự do (khách – người ngoài trường muốn tải, xem tài liệu, tùy vào cơ chế của đơn vị có thế xét duyệt khách đăng ký, hoặc không cho họ tự đăng ký trên hệ thống) và các quản lý theo địa chỉ IP truy cập...
Bước 6. Cấu hình công cụ tìm kiếm trong thư viện số.
Công cụ tìm kiếm mặc định của DSpace là tìm kiếm theo nhan đề, tác giả, chủ đề/ từ khóa, năm xuất bản...Bên cạnh đó, DSpace cũng cho phép thiết lập thêm các trường tiềm kiếm theo yêu cầu riêng của từng đơn vị.
Tóm lại, bất cứ một sự vật hiện tượng hay kể cả phần mềm cũng vậy không bao giờ hoàn hảo tuyệt đối, tất cả chỉ mang tính chất tương đối. Và việc dùng mã nguồn mở DSpace để xây dựng thư viện số cũng không ngoại lệ. Trong quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy thư viện số được xây dựng trên mã nguồn mở Dspace chưa có tính năng phát hiện trùng tài liệu khi nhập dữ liệu, chưa giới hạn được số lượt tải tài liệu của bạn đọc, công cụ tìm kiếm của DSpace chưa phát huy hết tính năng tìm kiếm theo chủ đề trong thư viện số, khi khởi động lại Tomcat sẽ làm cho việc load trang chậm đi rất nhiều và mất thời gian.
Hai là, lựa chọn thuê Sever hay cấu hình Sever làm hosting và tính bảo mật khi triển khai thư viện số. Mã nguồn mở DSpace rất kén Sever, nếu không tìm hiểu rõ tính tương thích của nó đối với Sever thì sẽ gây ra lãng phí thời gian cấu hình. Bên cạnh đó, do tính bảo mật của thư viện số cần phải tìm cách tăng tính bảo mật Website như chống viewsource, chống mã độc và virus cho website, chống ddos server...
3. Kết luận
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và với tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp và khó đoán như hiện nay, việc xây dựng thư viện số là điều cần thiết nhất bởi nó sẽ hỗ trợ tốt cho người học tìm kiếm tài liệu phục vụ cho hoạt động học tập trực tuyến của bản thân mình.
Nguồn tin: truongchinhtri.dongthap.gov.vn